Star free or get a demo
Trang chủ > Blog > Bài viết

20+ Khó khăn của nhân viên văn phòng trong quá trình làm việc

Những khó khăn của nhân viên văn phòng phải đối mặt hằng ngày là gì? Điều gì thật sự tác động đến tinh thần làm việc của họ?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao đồng nghiệp của mình lại thở dài não nề mỗi khi bước vào văn phòng? Hay tại sao có những ngày bạn cảm thấy công việc văn phòng thật sự là một thử thách? Đừng lo, bạn không hề cô đơn.

Công việc văn phòng tưởng chừng nhàn hạ với điều hòa mát lạnh và ghế ngồi êm ái, nhưng ẩn sau vẻ ngoài đó là cả bầu trời của những khó khăn, mệt mỏi và thách thức. Từ áp lực deadline “đè nặng vai” đến những cuộc họp dài đằng đẵng, từ nỗi lo mắc kẹt trong “chiếc hộp” văn phòng đến nỗi sợ bị “review” performance – cuộc sống văn phòng không hề đơn giản như bạn tưởng!

Dưới đây là 20+ khó khăn mà hầu hết nhân viên văn phòng đều phải đối mặt. Biết đâu, bạn sẽ thấy mình trong đó và nhận ra rằng: “Hóa ra không chỉ mình tôi gặp khó khăn như thế!”. Và quan trọng hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu cách vượt qua những thử thách này để biến công việc văn phòng trở nên thú vị và năng động hơn.

Hãy cùng Kingwork khám phá những cơn đau lưng này nhé!

21 Khó khăn của nhân viên văn phòng phải đối mặt hằng ngày

Làm việc văn phòng tưởng chừng nhàn hạ, nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều thách thức. Dưới đây là một số khó khăn của nhân viên văn phòng thường gặp phải:

I . Khó khăn của nhân viên văn phòng về môi trường làm việc

1. Không gian làm việc chật hẹp hoặc không thoải mái

Không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ không gian để thở và sáng tạo. Một chiếc bàn làm việc nhỏ xíu, nơi mà mọi thứ dường như chen chúc nhau, sẽ khiến bạn cảm thấy bị gò bó và không thoải mái. Thật sự mà nói, nơi làm việc quá chật chội là một trong những tác nhân lớn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc khi bàn về khó khăn của nhân viên văn phòng.

2. Tiếng ồn và sự xao nhãng trong văn phòng mở

Văn phòng mở hiện nay trở thành xu hướng vì tính linh hoạt và cởi mở trong giao tiếp. Dù vậy, mô hình này cũng kéo theo những vấn đề về tiếng ồn và sự xao nhãng. Tiếng nói chuyện, âm thanh từ máy móc, hoặc thậm chí là tiếng gõ bàn phím có thể khiến nhân viên mất tập trung, làm gián đoạn quá trình làm việc và suy nghĩ.

3. Nhiệt độ không phù hợp (quá nóng hoặc quá lạnh)

  • Khi quá nóng: bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đổ mồ hôi và mất tập trung. Sự khó chịu từ cái nóng khiến bạn khó lòng hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
  • Khi quá lạnh: nhân sự phải đối mặt với tình trạng tay chân tê cóng, cơ thể run rẩy, và cảm giác khó chịu kéo dài.

Cả hai điều kiện khó ở như này đều làm giảm khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Một môi trường không phù hợp về nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cho công việc trở nên khó khăn và kém hiệu quả.

khó khăn của nhân viên văn phòng - Kingwork HRM

4. Đau mỏi vai gáy, lưng thì nặng nề

Bản cảm thấy vai gáy trở nên căng cứng, lưng nặng nề, và thậm chí là đau nhói mỗi khi cố gắng di chuyển hay thay đổi tư thế. Những cơn đau này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bạn không muốn làm việc. Mỗi lần bạn cố gắng tập trung, cơn đau lại làm phiền, khiến bạn khó lòng làm việc hiệu quả. Do đó, việc duy trì một tư thế làm việc thoải mái và thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng là cần thiết để giảm bớt và phòng ngừa các cơn đau mỏi này.

5. Mỏi mắt do nhìn màn hình máy tính quá lâu

Màn hình máy tính và bạn là bộ bạn thân bất diệt trong công ty, nhưng cũng là kẻ thù số một của đôi mắt khi phải kể đến khó khăn của nhân viên văn phòng. Sau một ngày dài trò chuyện với màn hình, đối mặt 8 tiếng với ánh sáng xanh – Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mắt mình mờ đi và cái đầu như muốn nổ tung.

Đó là lý do bảo hiểm sức khỏe ra đời, hãy chắc rằng bạn đi khám đủ 2 lần/năm sau mỗi 6 tháng nhé. Trong cuộc sống chạy theo tư bản bận rộn, đôi mắt vẫn phải chịu đựng và làm việc chăm chỉ, nhưng đừng quên chăm sóc chúng thật tốt.

6. Thiếu vận động và tập thể dục

Dường như một trong những khó khăn của nhân viên văn phòng là bị “giam” ở 1 cái bàn cả ngày, chỉ di chuyển vài bước đến phòng họp hoặc quầy cà phê. Hoặc nếu năng động hơn là bước xuống đường để nhận trà sữa order từ các ông lớn Be, Grab, Shopee Food,… Nói đến đây thì không lạ gì khi cân nặng của nhân viên tăng lên theo cấp số cộng và cơ bắp thì teo tóp lại.

Khó khăn của nhân viên văn phòng - Kingwork

III. Khó khăn của nhân viên văn phòng về sức khỏe tinh thần

7. Stress do áp lực công việc và deadline

Deadline đuổi theo bạn ngày cả trong mơ lẫn ngoài đời. Deadline thứ 2 mang tên sếp – liên tục giao việc khi công việc cũ vẫn chất đống trên bàn. Mà không chỉ sếp, mà cả đồng nghiệp cũng vô tình trở thành nguồn gây stress khi họ cứ hỏi “Xong chưa?” như một thói quen. Mỗi lần câu hỏi đó vang lên, nó như thêm một lớp gánh nặng vô hình đè lên đôi vai của bạn. Bạn có cảm giác mình đang bị bao vây bởi những kỳ vọng không ngừng tăng lên, và chẳng biết phải làm sao để thoát ra.

8. Burnout (kiệt sức) do làm việc quá sức

Một trong những khó khăn của nhân viên văn phòng điển hình phải kể để đến Burnout, hay còn gọi là kiệt sức. Burn out là một tình trạng mà nhiều người lao động hiện đại gặp phải khi phải đối mặt với khối lượng công việc quá lớn trong thời gian dài. Họ có thể bắt đầu ngày mới với tinh thần hăng hái và đam mê, nhưng khi công việc trở thành một cuộc đua không hồi kết, sự hứng khởi ban đầu dần bị thay thế bằng cảm giác đuối sức.

Những ngày làm việc kéo dài, không có đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, không được ngủ trước 10h tối. Cuối họ rơi vào tình trạng kiệt sức, ngay cả những nhiệm vụ đơn giản nhất cũng trở nên quá sức.

9. Cảm giác cô lập và thiếu kết nối xã hội

Những cuộc trò chuyện với bạn bè dần thưa thớt. Những cuộc gặp gỡ gia đình trở nên xa vời. Thời gian dành cho chính mình cũng trở thành một điều xa xỉ. Dần dà, sự gắn kết với cuộc sống trở nên mờ nhạt, thay vào đó chỉ còn lại những khó khăn của nhân viên văn phòng chen chúc trong cuộc sống hằng ngày.

Những niềm vui đơn giản như một cuộc trò chuyện chân thành hay một nụ cười ấm áp từ người thân trở thành điều khó tìm thấy. Mỗi ngày chỉ còn là một chuỗi nhiệm vụ cần hoàn thành, không còn chỗ cho cảm xúc hay những khoảnh khắc sống thật với chính mình.

10. Khó khăn trong việc cân bằng công việc-cuộc sống

“Work-life balance” nghe có vẻ như một khái niệm xa xỉ đối với dân văn phòng. Nghe post cast về Work-life balance thì rõ nhiều mà chưa có cơ hội thực hiện khi mà công việc cứ “đeo bám” bạn như hình với bóng, kể cả khi đã về nhà.

Bạn có thể quên mất mình đã bỏ lỡ bao nhiêu bữa tối gia đình, hay những buổi hẹn hò lãng mạn bị hủy vì “có việc gấp”. Chắc bạn cũng giống như tôi, luôn tự hỏi: “Mình đang sống để làm việc hay làm việc để sống?” Nhưng tay thì cứ tiếp tục làm việc vì sợ sếp hỏi “ủa em”. Bạn có đang cảm thấy mình đang vướng vào cái khó khăn của nhân viên văn phòng này không?

khó khăn của nhân viên văn phòng - Kingwork HRM

IV. Khó khăn của nhân viên văn phòng trong giao tiếp và mối quan hệ

11. Xung đột với đồng nghiệp hoặc cấp trên

Mối quan hệ giữa các cá nhân đôi khi không thể tránh khỏi những va chạm. Xung đột với đồng nghiệp hoặc cấp trên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự khác biệt trong cách làm việc, cho đến những hiểu lầm nhỏ nhặt. Cho tới một ngày bạn và đồng nghiệp không nhìn chung một hướng, mỗi cuộc trò chuyện từ đó mang tính mỉa mai, khiến bầu không khí trở nên căng thẳng. Còn HR của bạn thì đứng từ xa mong không ai nghỉ việc.

12. Thiếu kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp

Giao tiếp là cầu nối giữa ý tưởng và hành động, nhưng không phải ai cũng có kỹ năng này một cách tự nhiên. Việc thiếu kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp có thể làm suy giảm khả năng truyền đạt thông tin chính xác, làm mất thời gian do việc phải giải thích lại hoặc dẫn đến hiểu lầm không đáng có.

Chưa kể, khi không biết cách diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và tự tin, bạn còn có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục đồng nghiệp hoặc thậm chí là thể hiện được giá trị của mình trong công việc.

13. Khó khăn trong việc xử lý phản hồi tiêu cực

Nhận phản hồi tiêu cực giống như bị tát ảo và không dễ chịu chút nào. Nhưng hãy nhớ, đó không phải là tận thế đâu! Xem nó như một cơ hội để cải thiện và trưởng thành hơn sau mỗi phản hồi này… Hoặc ít nhất, hãy xem đây là một cơ hội để thực hành khả năng kiềm chế cảm xúc của bạn.

V. Khó khăn của nhân viên văn phòng về năng suất và hiệu quả làm việc

14. Đa nhiệm (multitasking) quá mức

Đa nhiệm không phải là kỹ năng siêu phàm mà bạn tưởng, mà thực chất là cách nhanh nhất để tự đẩy mình vào tình trạng chán nản và mệt mỏi.
Với vị trí là một HR, chính bản thân tôi cũng nghĩ rằng mình là siêu nhân khi có thể vừa trả lời email, vừa tham gia họp trực tuyến, vừa ăn trưa và vẫn kịp lên kế hoạch cho đợt tuyển dụng tiếp theo. Nhưng vì đa nhiệm như vậy chẳng khác gì bắt bộ não của bạn phải hoạt động quá tải. Vào cuối ngày, thay vì hoàn thành tất cả mọi thứ, bạn có thể thấy mình kiệt sức và mất tinh thần nhanh chóng.

15. Khó tập trung do gián đoạn liên tục

Một trong những khó khăn của nhân viên văn phòng phải kể đến là sự gián đoạn – nguyên nhân khiến bạn khó tập trung vào công việc. Tiếng chuông điện thoại, đồng nghiệp bàn ý tưởng, mùi thơm từ đồ ăn của đồng nghiệp, hay những thông báo từ email liên tục chạy quanh khiến đầu óc bạn không thể nào yên ổn. Những điều này đang diễn ra hằng ngày, đó cũng là lý do mà tôi lại thích làm remote hơn là full time tại văn phòng.

16. Thiếu động lực và sự gắn kết với công việc

Có những ngày bạn cảm thấy mình như một cái máy không cảm xúc. Cả ngày dài làm việc mà không hề có động lực hay cảm hứng. Công việc trở thành một chuỗi những nhiệm vụ lặp đi lặp lại, không có gì mới mẻ. Đây là một trong những khó khăn của nhân viên văn phòng phổ biến hiện nay. Từ lúc đó, bạn mất dần sự gắn kết với công việc và công ty, dẫn đến tình trạng làm việc chỉ để hoàn thành chứ không còn đam mê.

17. Khó khăn trong việc đặt ưu tiên cho công việc

Mọi thứ đều quan trọng và khẩn cấp… hoặc ít nhất là sếp của bạn nghĩ vậy. Bạn cảm thấy mình như đang cố gắng tung hứng một chục tasks cùng lúc, và tất nhiên, kết quả là tất cả đều rơi xuống đất. Có lẽ dã đến lúc học cách nói “không”, trước khi bạn tự biến mình thành một “yes-sir” tư bản chuyên nghiệp.

khó khăn của nhân viên văn phòng - Kingwork HRM

VI. Khó khăn của nhân viên văn phòng về phát triển nghề nghiệp

18. Thiếu cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng mới

Ở một một môi trường công sở đủ lâu và bạn nhận ra ở đây không còn cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng mới. Mỗi ngày, bạn cảm thấy như đang “dậm chân tại chỗ”. Bạn muốn nâng cao năng lực, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu vì không có ai định hướng hoặc cung cấp cơ hội.

19. Không rõ về lộ trình thăng tiến

Một trong những khó khăn của nhân viên văn phòng là không rõ ràng về lộ trình thăng tiến. Khi bạn không biết được con đường sự nghiệp của mình sẽ đi về đâu, hoặc những nỗ lực của mình sẽ được ghi nhận như thế nào, cảm giác mơ hồ và bất an sẽ xuất hiện. Bạn có đang tự hỏi liệu những gì mình đang làm có đáng để tiếp tục hay không?

20. Thiếu sự công nhận và đánh giá công bằng

Bạn đã dành cả thanh xuân ở công ty này để cống hiến hết mình nhưng lại không nhận được sự công nhận xứng đáng, hoặc bị đánh giá không công bằng. Đó chính là lúc bạn cảm thấy mình bị ngó lơ và không được coi trọng. Sự thiếu công nhận này chắc chắn ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hơn nữa, khiến bạn mất niềm tin vào công ty.

21. Cảm giác bị mắc kẹt trong công việc hiện tại

Thiếu thách thức trong công việc, hoặc không còn mang lại sự hứng khởi, nhân sự dễ dàng cảm thấy như mình đang đi vào ngõ cụt. Không có cơ hội để phát triển hay thử thách bản thân.

Mỗi ngày đi làm trở thành một cuộc chiến với chính mình để duy trì động lực và sự kiên nhẫn. Và khi cảm thấy bị mắc kẹt, họ sẽ mong muốn tìm một môi trường làm việc mới và định hướng lại mục tiêu nghề nghiệp. Nếu là nhà quản trị nhân sự, bạn có nhận ra vấn đề này trong công ty?

Kết luận

Qua bài viết, chúng ta có thể thấy rằng công việc văn phòng không hề đơn giản và nhẹ nhàng như nhiều người vẫn nghĩ. Những khó khăn của nhân viên văn phòng phải đối mặt hàng ngày bao gồm áp lực công việc, cảm giác kiệt sức, sự cô lập xã hội, và những vấn đề về sức khỏe thể chất như đau mỏi vai gáy, mỏi mắt hay thiếu vận động.
Chưa kể đến ti tỉ thứ khác như môi trường làm việc không thoải mái, xung đột với đồng nghiệp hoặc cấp trên, và thiếu rõ ràng trong lộ trình thăng tiến cũng là những yếu tố làm giảm động lực và hiệu suất làm việc.

Vậy nếu nhà quản trị nhân sự thật sự muốn cải thiện môi trường làm việc văn phòng, doanh nghiệp của bạn cần chú trọng đến việc tạo ra một không gian làm việc thoải mái và phù hợp. Cung cấp thiết bị hỗ trợ sức khỏe như ghế ngồi ergonomic, ánh sáng phù hợp, và đảm bảo nhiệt độ phòng làm việc hợp lý là rất quan trọng.

Ngoài ra, việc khuyến khích các hoạt động giao lưu, tương tác xã hội và tạo cơ hội học hỏi, phát triển cho nhân viên cũng cần được ưu tiên. Cuối cùng, việc xây dựng một lộ trình thăng tiến rõ ràng và công nhận những đóng góp của nhân viên sẽ giúp tạo động lực, giữ chân nhân tài và nâng cao hiệu suất làm việc trong dài hạn. Cảm ơn bạn đã đọc!

FAQs – Những câu hỏi liên quan về khó khăn của nhân viên văn phòng

1. Làm thế nào để giảm thiểu stress do áp lực công việc và deadline trong văn phòng?

Để giảm thiểu stress do áp lực công việc và deadline, bạn cần học cách quản lý thời gian hiệu quả và ưu tiên công việc quan trọng. Học cách phân chia công việc thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và thực hiện từng bước.

Đừng ngại yêu cầu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc cấp trên khi cần thiết. Ngoài ra, dành thời gian nghỉ ngơi ngắn trong giờ làm việc để tái tạo năng lượng và giữ tinh thần thoải mái cũng là một cách giúp giảm stress hiệu quả. Và quan trọng nhất là đừng quên ngủ trước 10h tối nhé.

2. Làm sao để ngăn ngừa đau mỏi vai gáy và lưng khi làm việc văn phòng?

Điều đầu tiên là đảm bảo rằng bạn ngồi đúng tư thế khi làm việc. Sử dụng ghế ngồi ergonomic và điều chỉnh màn hình máy tính sao cho mắt bạn ngang tầm với màn hình.

Thứ hai, thường xuyên thay đổi tư thế và thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng trong suốt ngày làm việc. Bên cạnh đó, bạn nên nghỉ ngơi ngắn và đi lại vài phút mỗi giờ sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau mỏi. (cứ mỗi 25 phút làm việc thì hãy nhắm mắt thư giãn 30s nhé).

Để được tư vấn và đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm quản lý nhân sự, anh/chị vui lòng để lại thông tin tư vấn tại https://kingwork.vn/contact/ hoăc liên hệ:

Share: post sharing post sharing

Subcribe via Email